Bán độ bóng đá Việt Nam – Góc khuất đằng sau giải trí

Bán độ bóng đá Việt Nam từ trước đến giờ luôn là đề tài được nhiều người quan tâm. Hơn hết những người dính đến vụ tiêu cực này là các cầu thủ. Họ là những nhân tố đáng lẽ ra trách nhiệm là mang vinh quang về cho đội nhà và xa hơn là Quốc gia. Thế nhưng, họ vẫn chưa thể ý thức toàn diện về điều đó cho đến khi sự việc được phát giác. Cùng điểm qua những vụ án bán độ từng gây xô xao dư luận ngay tại đây nhé.

Năm 1997 Lã Xuân Thắng phản lưới nhà

Năm 1997 trong trận gặp An Giang tại giải VĐQG trên sân Hàng Đẫy, đội trưởng Công an Hà Nội Lã Xuân Thắng bất ngờ quay ngoắt người sút thẳng vào lưới Đỗ Thành Tôn sau quả ném biên. Trận đấu khép lại trận đấu với chiến thắng 4-3 cho đội chủ nhà.

Lã Xuân Thắng phản lưới nhà

đã tuyên bố: “Tôi làm tôi chịu, nhưng tôi làm có phải chỉ vì mình tôi đâu”. Ngay sau đó, cầu thủ này bị treo giò vĩnh viễn. Qua điều tra, sự việc Lã Xuân Thắng phản lưới nhà được giật dây bởi Toàn “còi”. Một trùm cá độ khác là Thắng “Tài dậu” đã thua độ 1 tỷ đồng vì cú sút này của Lã Xuân Thắng.

Nhận tiền trọng tài làm sai kết quả

Đây là vụ bán độ bóng đá việt nam trực tiếp liên quan đến trọng tài. Cáo trạng của VKSND Tối cao cho thấy trọng tài Lương Trung Việt đã nhúng tay vào hầu hết các phi vụ dàn xếp  trận đấu của câu lạc bộ Ngân Hàng Đông Á – Thép Pomina. Lãnh đạo một số đội bóng đã nhờ Việt quan hệ với các trọng tài. Đồng thời, đề nghị họ điều khiển trận đấu theo hướng có lợi cho đội bóng của mình.

READ  Top 4 chiến thuật bóng đá 5 người | cách xếp đội hình mạnh nhất

Cụ thể ở Giải bóng đá VĐQG năm 2004, Nguyễn Tiến Huy đã đề nghị lo giúp cho đội bóng này khoảng 5-6 trận có lợi. Tiền thưởng cho mỗi trận là từ 30-50 triệu đồng.

Các trọng tài đã tham gia phi vụ cùng Việt là Phạm Hữu Lộc, Trương Thế Toàn, Hoàng Thế Dũng và Lê Văn Tú. Ngoài ra, đối với các trọng tài khác Việt cũng “bồi dưỡng” cho họ một khoản nhỏ.

Tại SeaGame 23 Quốc Vượng bán độ

Quốc Vượng là tiền vệ được mệnh danh là “lá phổi” của U23 Việt Nam. Anh đã đứng ra giao dịch với trùm cá độ và rủ rê 6 cầu thủ khác dàn xếp tỷ số. Bạn chắc hẳn còn nhớ vụ thắng Myanmar với tỷ số 1-0. Kết quả trận đấu đúng như tính toán ban đầu của các đối tượng tham gia dàn xếp. Khi nhận được số tiền 490 triệu đồng cho hành vi bán độ, Quốc Vượng đã chia lại cho các cầu thủ khác. Cụ thể trong đó cho Văn Quyến, Quốc Anh, Bật Hiếu mỗi người 20 triệu đồng. Quốc Anh cũng đã cầm 20 triệu đồng cho Châu Lê Phước Vĩnh. Văn Trương và Hải Lâm do hối hận về hành vi bán độ của mình nên không nhận tiền từ Vượng.

Nguyễn Quốc Vượng tham gia vụ bán độ lớn

Vụ bán độ bóng đá Việt Nam này được TAND TP HCM đưa ra xét xử sơ thẩm vào ngày 25/1. Thời gian phúc thẩm là vào ngày 20/4/2007.Phiên tòa kết thúc, Lê Quốc Vượng nhận án tù 4 năm. Các cầu thủ khác chỉ bị án treo do có các tình tiết được giảm nhẹ. Phạm Văn Quyến, Lê Văn Trương, Trần Hải Lâm và Châu Lê Phước Vĩnh cũng bị phạt 2 năm tù về tội tổ chức đánh bạc. Huỳnh Quốc Anh và Lê Bật Hiếu bị phạt 2 năm 6 tháng tù vì tội tổ chức đánh bạc.

Sơn Cao – Trương Văn Dưỡng bán độ bóng đá tại Việt Nam

Mùa bóng VĐQG 1997 diễn ra khá quyết liệt.  Khi đó đội bóng nào cũng đặt chỉ tiêu trụ hạng ở mùa giải này. Áp lực đó đã khiến nhiều đội bóng rủ nhau đá “trên bàn” theo công thức 3 đi, 3 về. Tuy nhiên, cơ quan điều tra chỉ truy tìm ra được bán độ liên quan đến đội Hải Quan. Xuất phát từ vụ việc cầu thủ Trương Văn Dưỡng bị xã hội đen dọa cắt gân chân vì dám “lật kèo”.

READ  Những cái chết trên sân cỏ để lại ám ảnh cho người xem bóng đá

Qua điều tra, đã xác định trùm cá độ Trần Phi Sơn có mối liên quan cá độ với các cầu thủ. Thông qua đầu mối Trương Văn Dưỡng Sơn Cao đã móc ngoặc với 2 cầu thủ của Hải Quan là Trần Minh Trung và Nguyễn Phúc Nguyên Chương dàn xếp tỷ số các trận đấu.

Trương Văn Dưỡng sau đó bị lãnh án 1 năm tù. Nguyễn Phúc Nguyên Chương dù là người hùng của ĐTVN tại SEA Games 1997 nhưng anh ta cũng bị phạt 10 tháng tù treo. Cùng với đó là 2 năm thử thách vì liên quan đến tội danh đánh bạc. Vụ án bán độ bóng đá Việt Nam này hy vọng sẽ là bài học cho những cầu thủ khác.

Vissai Ninh Bình – Vụ bán độ bóng đá Việt Nam nổi tiếng

Ngày 18/3/2014 trong trận thắng 3-2 trước Kelantan tại vòng bảng AFC Cup trên đất Malaysia, 13 cầu thủ đá chính và dự bị của Vissai Ninh Bình thừa nhận đã nhận 800 triệu đồng để “làm độ” trong trận đấu này.

Vissai Ninh Bình vụ án gây chấn động lớn về bán độ

Cụ thể, mỗi cầu thủ của đội bóng sẽ nhận từ 75-80 triệu đồng. Sau đó vụ việc đã được đưa ra xét xử, với mức án cao nhất 3 năm tù. Đây là mức án cao nhất cho cầu thủ chủ mưu Nguyễn Mạnh Dũng. Các cầu thủ còn lại trong đội  đều được nhận án treo.

Kỳ án Lương Trung Tuấn

Cùng thời điểm với Như Thành là  2 cầu thủ Nguyễn Việt Thắng và Lương Trung Tuấn của HAGL. Sự việc xảy ra trong trận đấu Cúp C1 Đông Nam Á giữa HAGL và CLB Persita vào năm 2003. Theo đó Trung Tuấn và Việt Thắng bị buộc tội lôi kéo đồng đội bán độ. 2 cầu thủ này nhận mức án treo giò 3 năm.

Lương Trung Tuấn lĩnh án và cuộc sống chui lủi sau bán độ

Sau vụ án tai tiếng, Việt Thắng được gửi đến CLB Porto B để tập luyện tập trước khi trở lại ĐTLA. Còn Lương Trung Tuấn chuyển đến khoác áo Bình Định ngay khi sự việc nổ ra. Sau khi nhận án treo giò Trung Tuấn anh qua đội Quân Cảng Thái Lan thi đấu trước khi trở lại Việt Nam.

Bán độ tại Tiger Cup 1996

Tại Tiger Cup 1996, sau màn trình Việt Nam – Campuchia và Lào, huấn luyện viên Karl-Heinz Weigang đã rất tức giận. Ông đã chỉ mặt cầu thủ của mình nói rằng: “Các anh bán trận này bao nhiêu tiền?”. HLV Weigang đã thẳng tay đòi đuổi một nhóm cầu thủ có “vấn đề” về nước. Cụ thể trong 5 cầu thủ họ Nguyễn dính vào làm hòa Lào Tiger 1996. HLV  Karl-Heinz Weigang đòi đuổi Hữu Thắng sau khi cầu thủ này nhận thẻ đỏ. Cầu thủ này gây hấn trực tiếp vì tình huống vào bóng với cầu thủ đội bạn.

READ  Nguyễn Thị Tuyết Dung bóng đá nữ Việt Nam tài năng xuất sắc nhất

Sau đó sự việc đã được đôi bên giàn xếp êm thấm. Vụ án bán độ bóng đá Việt Nam này cũng dần bị đưa vào quên lãng sau khi đội tuyển Việt Nam đoạt huy chương đồng. Khi giải đấu kết thúc, ông đã phải nói lời chia tay với đội tuyển Việt Nam.

Nghi án bán độ Sông Lam Nghệ An

Để đoạt chức vô địch SLNA buộc phải thắng được Công an Hải Phòng trên sân Lạch Tray ở vòng áp chót. Đồng thời phải thắng cả trận tiếp theo ở vòng cuối cùng. Nguyễn Hữu Thắng đã “báo cáo” với lãnh đạo mình có thể “bồi dưỡng” cho các cầu thủ đội kia.

Sau khi thống nhất, lãnh đạo Hữu Thắng được giao 55 triệu đồng. Đây là số tiền để “giải quyết công việc”. Trận đấu giữa CAHP và SLNA ngày 20/5/2001 diễn ra đúng như “kịch bản” đã dàn dựng. Kết quả là SLNA đã giành chiến thắng với tỉ số 2-1. Chiến thắng này đã giúp SLNA đứng thứ hai và chỉ thua Sông Đà Nam Định đúng một điểm. Nếu vòng đấu cuối SLNA thắng và SĐNĐ thua thì đội SLNA sẽ giành chức vô địch.

Tại vòng cuối, SLNA gặp Công an Tp. HCM vfa đội SĐNĐ gặp Cảng Sài Gòn. Nếu SLNA thắng Công an Tp. HCM và SĐNĐ thua Cảng Sài Gòn thì SLNA sẽ giành chức vô địch. Một kế hoạch mua bán nữa lại được bàn bạc. Sự việc này lại tiếp tục thông qua khi Hữu Thắng nói quen một số cầu thủ Đội Cảng Sài Gòn. Lần này Thắng lại ầm 100 triệu vào TPHCM để thảo thuận. Độ Cảng Sài Gòn đã thắng SĐNĐ tới 5-0 vào ngày 27/5/2001. Ở sân vận động thành phố Vinh, SLNA thắng Công an Tp.HCM 4-3 và đoạt chức vô địch.

Trên là bài viết về bán độ bóng đá Việt Nam. Với những hành vi bán độ trong bóng đá các cầu thủ đã phải nhận về những án phạt cho mình. Đồng thời hành vi này cũng gây ra một vết nhơ trong sự nghiệp của họ. Nhìn chung, vẫn đề tiêu cực trong bóng đá vẫn còn nhiều. Chúng ta hy vọng pháp luật Việt Nam sẽ có những điều khoản, hình phạt thích đáng để làm gương. Đó cũng là điều làm cho nền thể thao nước nhà ngày càng lớn mạnh hơn.

Xem thêm: Bóng đá tổng lực và những thông tin tổng hợp nhất

You May Also Like

About the Author: madamelabroc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *